Trong quá trình thi công, các quyết định sai lầm của chủ đầu tư có thể dẫn đến việc sử dụng thang thiếu an toàn, gây ra các tai nạn đe dọa đến tính mạng và tài sản của người sử dụng. Việc tư vấn với các chuyên gia trước khi lắp đặt thang máy gia đình là rất cần thiết, mang lại nhiều lợi ích cho quá trình sử dụng và bảo trì sau này.
Nếu như việc lắp đặt thang máy sai cách, vị trí hay thậm chí bất cứ vấn đề nào đều ảnh hưởng đến chất lượng và hoạt động của thiết bị. Điều này cũng sẽ dẫn đến tốn kém chi phí để sửa chữa, bảo trì hay bảo dưỡng thường xuyên. So với việc thuê chuyên gia tư vấn trước khi lắp đặt thì chi phí chỉ để sửa chữa nếu hư hỏng, gặp lỗi do quá trình thi công thường đắt hơn gấp nhiều lần.
Các chuyên gia tư vấn lắp đặt thang máy thường có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực. Họ nắm bắt chính xác gia đình của bạn nên lắp thang loại gì, như thế nào để đảm bảo quá trình vận an toàn và hiệu quả. Nếu nhất quyết làm theo những thông tin trên mạng hay từ sách báo, nó sẽ gây ra nhiều hậu quả.
Trước khi lắp đặt thang máy trong nhà, gia chủ cần xem xét vị trí phù hợp như trong góc nhà, giếng trời, gần cầu thang bộ, phòng khách hoặc phòng bếp. Lựa chọn vị trí trong góc nhà thường được ưa chuộng vì tiết kiệm không gian sống và tối ưu hóa không gian phòng. Với thang máy gia đình Mitsubishi nhập khẩu cao cấp, nhiều người chọn lắp đặt ở phòng khách hoặc gần cầu thang bộ để tăng giá trị thẩm mỹ.
Nếu lắp đặt thang máy ngoài trời, mặc dù có chi phí và yêu cầu bảo trì cao hơn, nhưng sẽ tiết kiệm diện tích và thuận tiện di chuyển giữa chủ nhà và khách trọ trong những ngôi nhà nhỏ, cải tạo hoặc kết hợp với nhà cho thuê.
Việc chọn vị trí lắp đặt thang máy cần đảm bảo tiêu chuẩn hố thang, sự thuận tiện và hài hòa với không gian sống và phong thủy của ngôi nhà.
Cần lựa chọn thang máy gia đình phù hợp để đáp ứng nhu cầu sử dụng và tiêu chuẩn an toàn. Điều này bao gồm tải trọng, kích thước và công suất hoạt động của thiết bị.
Tải trọng thang máy thường phụ thuộc vào kích thước và số lượng người sử dụng cùng lúc. Ví dụ, gia đình có 1-2 người có thể chọn tải trọng 250kg. Gia đình từ 3-4 người thường chọn từ 300kg đến 350kg, và từ 5-7 người cần tải trọng 450kg.
Công suất của thang máy cũng cần phù hợp để tránh tình trạng sử dụng lãng phí hoặc quá tải, làm giảm chất lượng và tuổi thọ của thiết bị.
Thang máy gia đình thường có chi phí lắp đặt thấp hơn so với loại công cộng. Có 2 loại chi phí mà chủ đầu tư cần phải trả là xây dựng hố thang và phí hoàn thện lắp đặt (không bao gồm phí mua thiết bị).
Phí để xây dựng hố thang thường khoảng 25.000.000 đồng – 30.000.000 đồng (đã bao gồm phí vật liệu xây dựng và nhân công) với chất liệu chủ yếu là tường gạch dày chắc chắn. Chi phí để hoàn thiện việc lắp đặt phụ thuộc vào số tầng, giá từ 150.000.000 đồng – 250.000.000 đồng.
Thang máy không có phòng máy sẽ có chi phí lắp đặt thấp hơn vì không cần phải xây dựng phòng máy ở phía trên, còn dòng liên doanh có chi phí lắp đặt rẻ hơn so với loại nhập khẩu nguyên chiếc.