Quy trình bảo dưỡng thang máy đúng kỹ thuật
Thang máy nếu bảo dưỡng không đúng cách sẽ gây ra sự cố nghiêm trọng. Vì vậy các chủ đầu tư nên tìm hiểu quy trình bảo dưỡng thang máy để giám sát dễ dàng.

Bảo dưỡng thang máy

Bảo dưỡng thang máy đúng kỹ thuật theo từng bước rất quan trọng, tuy nhiên không phải đơn vị cung cấp dịch vụ nào cũng thực hiện đúng quy trình chuyên nghiệp theo quy định từ chính hãng.

Vì sao bảo dưỡng thang máy rất quan trọng

Thang máy hoạt động lâu ngày nếu không được bảo dưỡng thì sẽ gây tốn điện, giảm tuổi thọ, gặp hư hỏng làm nguy hại đến sự an toàn của người sử dụng.

Đảm bảo vận hành ổn định

Quy trình bảo dưỡng thang máy

Sau khi thang máy mới được lắp đặt, nó luôn hoạt động ở công suất cao. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, việc bụi bẩn tích tụ hoặc sự hao mòn của các bộ phận bên trong dẫn đến hiệu suất của thiết bị giảm sút và trở nên chậm chạp. Để giảm thiểu các vấn đề này, việc bảo dưỡng định kỳ và kỹ lưỡng giúp thiết bị hoạt động ổn định hơn.

Gia tăng tuổi thọ thiết bị

Vì sau một thời gian thang máy hoạt động không thể tránh khỏi hư hỏng một số bộ phận. Nếu để tình trạng này kéo dài mà không có giải pháp khắc phục sẽ dẫn đến hư hỏng nặng nề hơn. Do đó, việc bảo dưỡng thang máy giúp nhận biết sớm các dấu hiệu sự cố và sửa chữa kịp thời, từ đó tăng tuổi thọ của thiết bị.

Quy trình bảo dưỡng thang máy đúng kỹ thuật

Để thiết bị luôn hoạt động ổn định, kéo dài tuổi thọ việc bảo dưỡng thang máy thường xuyên thực sự cần thiết.

Kiểm tra và vệ sinh buồng thang

Quy trình bảo dưỡng thang máy

Kiểm tra điện áp nguồn và công tắc nguồn xem xét chúng có đảm bảo an toàn không.

Kiểm tra các bộ phận trong tủ điều khiển như aptomat, rơ le, quạt… có bị hư hỏng không và sửa chữa.

Vặn chặt lại các vít kẹp đầu dây điện với các đầu đấu, thiết bị điện.

Tiếp tục tiến hành kiểm tra bộ cứu hộ xem xét chế độ nạp điện có đang hoạt động tốt không.

Kiểm tra xem má phanh động cơ bên trái xem có bị mòn, nếu có thì cần phải thay thế.

Kiểm tra mức dầu, chất lượng dầu trong hộp giảm tốc có đủ không, nếu chưa đủ phải bổ sung.

Kiểm tra độ kín của các trục và tình trạng của cáp, ròng rọc.

Kiểm tra bộ giới hạn vượt trốc, lẫy cơ và công tắc điện xem có bị hỏng.

Kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, mức độ thông gió trong buồng thang xem có đạt tiêu chuẩn.

Kiểm tra các loại ổ cắm, công tắc, đèn chiếu sáng.

Kiểm tra cửa và chắc chắn đã khóa nó.

Tiến hành vệ sinh buồng thang sau khi kiểm tra xong.

Kiểm tra giếng thang và trên cabin

Kiểm tra sự liên kết giữa công tắc và giá đỡ, giá đỡ ray còn ổn

Kiểm tra các bu lông ở chỗ nối ray có bị lỏng hay không và vặn chặt chúng lại.

Kiểm tra đầu treo cabin, đầu buộc cáp đối trọng và ê cu khóa cáp xem có gặp vấn đề.

Kiểm tra độ căng của cáp thép xem có đồng đều.

Kiểm tra liên kết giữa các bộ phận dừng tầng và gá, gá và ray có hoạt động chính xác.

Kiểm tra dầu trong cabin và hộp ray có đủ, có bị đóng cặn để thay thế.

Kiểm tra guốc trượt trên đầu cabin và đối trọng xem bị hư gì không.

Kiểm tra đệm cao su chống rung cabin xem đang gặp vấn đề và thay thế ngay lặp tức.

Kiểm tra công tắc hành trình lên xuống của thiết bị có hoạt động tốt.

Kiểm tra quạt đặt trên nóc cabin và đèn chiều sáng có hư hỏng, thay thế ngay.

Kiểm tra đối trọng cáp treo và khóa các cửa tầng xem có bình thường.

Kiểm tra khe hở của từng và độ thẳng đứng của cửa tầng, tiếp điện cửa tầng, cáp điện dọc giếng thang.

Xem xét đáy giếng thang và bên dưới cabin

Quy trình bảo dưỡng thang máy

Kiểm tra những công tắc giới hạn hành trình dưới.

Kiểm tra kết nối giữa công tắc và giá đỡ, giá đỡ và thanh ray.

Kiểm tra má phanh bên trái và phải dưới cabin có bị mòn và hoạt động tốt.

Kiểm tra điều chỉnh khe hở của má phanh bên phải khi không làm việc.

Kiểm tra ray trượt và đối trọng dưới đáy cabin có hoạt động.

Kiểm tra hệ thống treo và chỗ cố định cáp dẹt.

Kiểm tra công tắc bộ giảm chấn có bị lỏng ốc vít không và vặn chặt.

Kiểm tra công tắc và bộ gá công tác quá tải đồng thời siết chặt vít.

Kiểm tra các công tắc, ổ cắm và đèn chiếu sáng dưới đáy giếng.

Vệ sinh hộp chứa dầu thừa ở bên dưới đáy giếng và vệ sinh đáy giếng cho sạch sẽ.

Bảo trì bảo dưỡng bên trong cabin

Xem xét đèn, điện thoại liên lạc và chuông khẩn cấp có đang hoạt động bình thường và sửa chữa.

Kiểm tra bảng điều khiển trong cabin có hoạt động tốt không, có nút nào hư hỏng.

Kiểm tra rãnh dẫn hướng và sensor an toàn của cửa cabin

Bảo trì bảo dưỡng ngoài cửa tầng

Tiến hành kiểm tra xem bảng điều khiển trên mỗi tầng có đang hoạt động bình thường.

Kiểm tra đường ray dẫn hướng ở mỗi tầng khác nhau.

Kiểm tra khóa cửa tầng và khe hở của nó.

Chạy thử xem có đang gặp bất cứ vấn đề gì không.

Lời kết

Như vậy có thể thấy quy trình bảo dưỡng thang máy cũng không quá phức tạp. Tuy nhiên để hạn chế tiền mất tật mang thì chủ đầu tư cần nắm rõ từng bước trong quy trình để dễ dàng kiểm soát khi thực hiện.

Công ty Đại Lộc Phát không chỉ cung cấp các dòng thang máy Mitsubishi gia đình, chung cư, bệnh viện, cao ốc ... với giá tốt mà chúng tôi còn cung cấp dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng thang máy chuyên nghiệp. Đảm bảo thực hiện đúng quy trình chuẩn, tác phong chuyên nghiệp, đảm bảo chất lượng cho khách hàng.

Bài viết khác
zalo.png mes.png