Nút nhấn thang máy là một thiết bị trong thang máy sử dụng để mở/đóng cửa và chọn hướng di chuyển của thang. Thông qua việc ấn các nút khác nhau trên bảng điều khiển, người sử dụng có thể yêu cầu thang máy di chuyển lên/xuống/dừng ở một tầng cụ thể. Các loại thang máy tải bệnh nhân, chở người hay chở hàng đều sử dụng các nút bấm có cùng ký hiệu như nhau.
Các nút bấm thang máy gồm gọi thang lên ▲ /xuống ▼, số 1, 2, 3… để gọi tầng, nút G (Ground - Trệt), M (Mezzanine - Lửng), B (Basement - Hầm), nút Hold có chức năng giữ cửa mở và nút có biểu tượng cái chuông thông báo (Alarm/ Interphone) giúp liên lạc với bên ngoài. Do đó, khi đi thang tải khách ở chung cư, khách sạn hay bệnh viện, bạn cần nhớ ký hiệu và ý nghĩa của các nút để không bị lúng túng.
Nút gọi thang máy nằm ở phía bên ngoài thang với 2 nút bấm cơ bản có ký hiệu mũi tên hướng lên ▲ (bấm khi muốn đi lên trên) và mũi tên hướng xuống ▼ (bấm khi cần xuống dưới). Nút gọi thang máy thường đặt ở các tầng trong tòa nhà để người sử dụng gọi thang máy đến tầng mà họ đang đứng.
Bấm thang máy lên xuống bằng cách nhấn vào nút ▲ để đi lên tầng trên cao hơn, ▼ nếu muốn đi xuống tầng dưới. Nguyên tắc dễ nhớ là muốn đi hướng nào thì hãy bấm mũi tên chỉ theo hướng đó, áp dụng cho tất cả các loại thang máy gia đình, cao ốc, trường học, bệnh viện, khách sạn.
Bảng nút bấm trong thang máy thường được bố trí ngay phía bên phải để tiện cho người sử dụng, hiếm có trường hợp bố trí bên trái bởi số đông người dùng thuận tay phải, phía bên trái cửa thang lắp biển cảnh báo và một vài thang máy còn được lắp bảng hướng dẫn sử dụng giúp chúng ta thuận lợi hơn trong quá trình di chuyển.
Nút đóng mở thang máy gồm 2 ký hiệu là mở ◄► và đóng ►◄, có chức năng hoạt động dựa trên một số nguyên tắc an toàn trong di chuyển người và hàng hóa giữa các tầng của một tòa nhà.
◄► Nút mở cửa thang máy có chức năng mở hoặc giữ cửa. Khi người dùng ấn nút này, hệ thống sẽ bắt đầu quá trình mở cửa cho phép người dùng ra/vào cabin. Thường được sử dụng trong các trường hợp chờ mọi người bên ngoài thang máy đi vào hoặc những người trong thang máy đi ra. Nút này cũng có thể sử dụng nếu người di chuyển đang bưng vác hàng hóa vào trong cabin để di chuyển các tầng khác. Theo yêu cầu, nút này không được bấm quá lâu để hạn chế ảnh hưởng đến thời gian của những người xung quanh.
►◄ Nút đóng cửa thang máy cưỡng bức có tác dụng đóng cửa nhanh hơn theo ý muốn của người dùng (vì mặc định thang máy tự động đóng cửa khi hết thời gian chờ). Khi người dùng ấn nút này, hệ thống sẽ bắt đầu quá trình đóng cửa thang máy với điều kiện đảm bảo không có vật gì cản trở việc đóng cửa. Nút này thường được sử dụng trong tình huống mọi người đã đi vào hết hoặc ra khỏi thang máy để tiết kiệm thời gian.
1 2 3… Nút chọn số tầng bạn muốn đi tới. Ví dụ nhấn số 1 thì sẽ chọn tầng 1, số 3 sẽ lên tới tầng 3. Khi bấm nhầm nút thì hãy nhấn lại nút đó 1 lần nữa để hủy bỏ yêu cầu và chọn ấn lại số khác.
G - Ground: tầng trệt
B - Basement: tầng hầm
M - Mezzanine: tầng lửng
L - Lobby: sảnh chờ
UL - Upper Lobby: sảnh trên
LL - Lower Lobby: sảnh dưới
P - Parking: tầng đậu xe
R/RT - Rooftop: tầng thượng
Mỗi tầng của tòa nhà có một nút tầng trên bảng điều khiển thang máy. Khi người dùng ấn nút tầng, thang máy sẽ nhận được tín hiệu để di chuyển đến tầng tương ứng.
HOLD nút giữ cửa thang máy mở trong một khoảng thời gian nhất định tùy cấu hình cài đặt khi lắp đặt thang máy. Khi ấn nút HOLD trong thang máy trên bảng điều khiển, cửa thang máy sẽ mở và giữ để chờ người vào, di chuyển hàng hóa hoặc tình huống khẩn cấp. Thang máy luôn có cơ chế tự động đóng cửa nếu thời gian giữ cửa mở vượt quá ngưỡng cho phép, tránh gây mất an toàn, trở ngại cho hoạt động vận hành thang máy.
Nút khẩn cấp trong thang máy có ký hiệu hình chuông/điện thoại với chức năng giúp người bên trong thang máy thông báo bộ phận bên ngoài nếu đang gặp sự cố, từ đó nhanh chóng giải cứu kịp thời. Nút có hình chuông và điện thoại được sử dụng trong trường hợp thang máy đang bị kẹt, mất điện hay bất chợt không hoạt động.
Cách bấm thang máy an toàn cần tuân theo 6 bước gồm: chọn tầng, nhấn nút tầng, chờ thang, lên/xuống, đến đích và rời thang.
1. Chọn tầng: Trước hết, xác định tầng mà bạn muốn đến hoặc rời khỏi. Thang máy thường có một bảng điều khiển ở bên trong và bên ngoài, với nút số tương ứng với các tầng.
2. Nhấn nút tầng: Hãy nhấn nút số của tầng mà bạn muốn đến. Trên bảng điều khiển, các số thường được sắp xếp theo thứ tự tăng dần từ dưới lên.
3. Chờ thang: Sau khi nhấn nút, chờ thang máy đến tầng của bạn. Trong lúc chờ, thường có đèn LED hoặc biểu tượng trên bảng điều khiển thể hiện thang máy đang ở tầng nào hoặc đang tiến đến tầng nào.
4. Lên/xuống: Khi thang máy đến tầng của bạn, cửa thang máy sẽ mở. Bước vào thang máy một cách an toàn và chọn nút "Close" (đóng cửa) nếu cần. Sau đó, thang máy sẽ tự động đóng cửa và bạn có thể nhấn nút tầng mà bạn muốn đến.
Bấm thang máy xuống tầng trệt bằng cách mở cửa thang máy, bấm nút “G” trên bảng điều khiển rồi đợi thang máy di chuyển đến tầng trệt, lúc này cửa thang sẽ tự mở để bạn bước ra.
Bấm thang máy xuống tầng hầm bằng cách mở cửa thang máy, chọn tầng hầm B, B1, B2, B3,... trên bảng điều khiển mà bạn muốn xuống dưới đó và ấn nút, thang sẽ di chuyển đến đúng tầng hầm bạn đã chọn.
5. Đến đích: Thang máy sẽ tự động di chuyển đến tầng mà bạn đã chọn. Trong quá trình di chuyển, bạn có thể xem trạng thái của thang máy trên màn hình hiển thị hoặc thông qua đèn LED.
6. Rời thang: Khi thang máy đến tầng mà bạn muốn đến, cửa thang máy sẽ mở lại. Bước ra khỏi thang máy một cách an toàn.
Các nút ấn thang máy đều có ý nghĩa riêng biệt, bạn cần nắm rõ những chức năng của nó nhằm đảm bảo mọi an toàn khi di chuyển. Trong quá trình sử dụng thang máy nên lưu ý một số vấn đề mang tính nguyên tắc dưới đây:
Chỉ cần nhấn nút một cách nhẹ nhàng là bạn đã thấy nút đó bắt đầu phát sáng, kích hoạt. Thang máy dần sẽ đưa bạn đến tầng mà mình đang mong muốn. Không nên nhấn nhanh liên tục hoặc quá mạnh bởi vì điều này sẽ khiến cho những nút bấm đó nhanh chóng bị hỏng, bị kẹt ảnh hưởng đến những người khác.
Bạn chỉ nên nhấn 1 nút theo nhu cầu sử dụng của mình, không nhấn 2 hoặc nhiều nút trong cùng một lúc. Bởi vì thang máy sẽ ưu tiên đi theo chiều mà nó đang chạy chứ không phải đến tầng gần nhất. Việc nhấn quá nhiều nút sẽ làm mất thời gian của bạn cũng như những người đang cần sử dụng.
Nếu bạn đang ở trong thang máy và nó gặp trục trặc không hoạt động, bạn nên nhấn nút gọi khẩn cấp hoặc nhấn chuông để thông báo ra bên ngoài. Cần thực sự bình tĩnh và chờ sự trợ giúp của nhân viên an ninh công trình. Tuyệt đối không nên tự ý cạy cửa bởi thang máy có thể tự hoạt động và gây nguy hiểm.
MỘT SỐ MẪU THANG MÁY GIA ĐÌNH MITSUBISHI
Các mẫu thang máy gia đình Mitsubishi không chỉ nổi bật với thiết kế hiện đại, sang trọng mà còn đảm bảo sự an toàn, tiết kiệm năng lượng cho người sử dụng. Tùy thuộc vào nhu cầu và diện tích không gian, khách hàng có thể lựa chọn mẫu thang máy phù hợp nhất để mang lại tiện nghi thoải mái cho cả nhà.
1. Thang máy Mitsubishi 350kg chứa 4-5 người, tốc độ 60 m/phút, kích thước cabin từ 1000mm x 1100mm đến 1000mm x 1300mm. Sử dụng động cơ không hộp số, tiết kiệm điện năng, vận hành êm ái. Thiết kế sang trọng, hiện đại, phù hợp không gian nhỏ. An toàn với hệ thống phanh, đèn, chuông và liên lạc khẩn cấp. Thích hợp cho gia đình nhỏ, biệt thự, nhà phố diện tích hạn chế.
2. Thang máy Mitsubishi 450kg tải được 6-7 người, tốc độ 60-90 m/phút, kích thước cabin từ 1100mm x 1200mm đến 1100mm x 1400mm. Sử dụng động cơ không hộp số, tiết kiệm điện năng, vận hành mượt mà. Thiết kế thanh lịch, tinh tế, phù hợp gia đình trung bình. An toàn với hệ thống cảm biến, cửa tự động mở khi gặp vật cản. Thích hợp cho gia đình trung bình, biệt thự, nhà phố diện tích trung bình đến lớn.
3. Thang máy Mitsubishi 750kg chở từ 10-11 người, tốc độ 90-120 m/phút, kích thước cabin từ 1400mm x 1600mm đến 1400mm x 1800mm. Sử dụng động cơ không hộp số mạnh mẽ, vận hành êm ái. Thiết kế đẳng cấp, sang trọng, phù hợp không gian lớn. An toàn với hệ thống giám sát từ xa và cảm biến tiên tiến. Hiệu suất cao, tiết kiệm điện. Thích hợp cho biệt thự lớn, tòa nhà cao cấp, không gian vận chuyển nhiều người.